Sinh ra và lớn lên trên bản làng Pa Nho, thuộc khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, ngay từ thời thơ ấu, tất cả những nét mộc mạc của cộng đồng người dân tộc Vân Kiều quê mình đã hằn sâu trong tâm trí của chị Hồ Thị Thới và dần lớn lên thành một tình yêu rất đặc biệt. Tình yêu đó đã nuôi dưỡng cho chị niềm đam mê lớn đối với việc bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình.
Sinh ra và lớn lên trên bản
làng Pa Nho, thuộc khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá, ngay từ thời thơ
ấu, tất cả những nét mộc mạc của cộng đồng người dân tộc Vân Kiều quê mình đã hằn
sâu trong tâm trí của chị Hồ Thị Thới và dần lớn lên thành một tình yêu rất đặc
biệt. Tình yêu đó đã nuôi dưỡng cho chị niềm đam mê lớn đối với việc bảo tồn và
phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Từ đó, Hồ Thị Thới đã có rất
nhiều nỗ lực để nghiên cứu, sưu tầm và thực hành những nét văn hoá đặc sắc của
đồng bào dân tộc Vân Kiều, nhất là về các nhạc cụ dân tộc, các làn điệu dân ca
truyền thống, dệt thổ cẩm, ẩm thực truyền thống… góp phần đáng kể vào việc phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương.
Từ bé, Hồ Thị Thới đã được theo mẹ đi xem lễ hội của bản làng. Những lời ca tiếng hát thiết tha, những âm thanh rộn ràng của các loại nhạc cụ cùng những màu sắc, hoa văn rất đẹp trên trang phục của dân tộc mình luôn là điều cuốn hút cô bé Hồ Thị Thới. Ngoài giờ đi học, chị lại đi theo các nghệ nhân ở bản để được xem tập hát, chơi nhạc cụ và dệt thổ cẩm. Qua nhiều năm, dần dà Thới cũng đã làm quen được với khung dệt, những cuộn chỉ đa sắc màu, những loại nhạc cụ đa dạng và thú vị. Tự nghe, tự tập rồi Thới cũng bắt đầu hát được những làn điệu dân ca cùng những động tác dân vũ cơ bản của đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Với niềm khao khát được học,
được nghiên cứu sâu về văn hoá truyền thống của dân tộc mình, năm 15 tuổi, chị
Hồ Thị Thới đã mạnh dạn đăng ký tham gia Câu lạc bộ cồng chiêng và Nhóm dệt thổ
cẩm của bản Pa Nho. Tại đây chị có cơ hội gặp gỡ, học hỏi các nghệ nhân về kiến
thức cũng như kinh nghiệm trong việc thực hành dân ca, dân vũ, tìm hiểu về các
loại nhạc cụ truyền thống và nghề dệt thổ cẩm. Tuy độ tuổi còn rất non trẻ so với
các thành viên khác, nhưng với bản chất cần cù, chịu khó cùng với niềm đam mê của
mình, Hồ Thị Thới đã nhanh chóng tiếp cận và dần thực hành khá thành thạo, nhất
là đối với dân ca, dân vũ và dệt thổ cẩm. Tại các buổi sinh hoạt câu lạc bộ Cồng
chiêng bản Pa Nho, Thới đã học hỏi những kỹ năng cơ bản về hát dân da, nhất là kỹ năng lấy giọng, kỹ năng tạo lời, sắp xếp lời và cách thức
trình diễn phù hợp từng hoàn cảnh, sự kiện, lễ hội của đồng bào dân tộc Vân Kiều.
Về dân vũ, Thới nắm kỹ kỹ năng biểu diễn từng động tác của các điệu múa của từng
lễ hội khác nhau, đặc biệt là điệu múa trong biểu diễn Cồng chiêng. Bằng những
kiến thức cơ bản đó, Thới sắp xếp thời gian để tự mình tập luyện tại nhà. Các
buổi giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các làng bản, hay các sự kiện văn hoá tại địa
phương, Thới đều đến để có cơ hội được hát, được múa, và được học hỏi, rèn luyện
bản thân. Riêng đối với các loại nhạc cụ, Thới đã học được cách biểu diễn xập
xoã, tà ngạt trong lễ hội cồng chiêng. Riêng đối với nghề dệt thổ cẩm, Thới đã
dành rất nhiều thời gian, công sức để tìm tòi, học hỏi bởi kỹ năng thực hành dệt
thổ cẩm không hề đơn giản. Người biết dệt thành thạo trong bản chỉ còn duy nhất
nghệ nhân Hồ Văn Hồi. Thới đã nhờ nghệ nhân Hồi chỉ dạy cho những kiến thức cơ
bản nhất của nghề dệt thổ cẩm, như cách luồn chỉ, cách tạo hoa văn…Lúc nghệ
nhân Hồ dệt sản phẩm cho khách thì Thới lại tranh thủ đến ngồi kế bên để xem và
học hỏi. Ngoài ra Thới còn đăng ký học lớp tập huấn dệt thổ cẩm do dự án Plan
tài trợ thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức tại bản Pa Nho. Đến nay,
chị đã
thành thạo trong thực hành các làn điệu dân ca, dân vũ, sử dụng được một
số loại nhạc cụ và dệt được một số sản phẩm thổ cẩm. Chị thường xuyên được mời
tham gia truyền dạy các điệu múa của đồng bào Vân Kiều tại các lớp truyền dạy
văn hóa phi vật thể, tham gia các tiết mục biểu diễn cồng chiêng tại các sự kiện
quan trọng cấp huyện, tỉnh và khu vực, như Ngày hội văn hoá, Phiên chợ vùng
cao, Hội chợ thương mại… Năm 2018, chị đạt giải Nhì về thực hành dệt thổ cẩm tại
Ngày hội văn hoá các dân tộc được tổ chức tại tỉnh Đăk Nông. Chị cũng đã trực
tiếp đạo diễn, tập luyện các chương trình văn nghệ truyền thống của người Vân
Kiều để tham gia các sự kiện của địa phương và đạt giải cao.
Chị Hồ Thị Thới chia sẻ: “ Tôi rất tự hào về văn hoá truyền thống của dân tộc mình, nên rất mong muốn được góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá đó. Với công việc của một cán bộ y tế thôn bản và còn công việc nương rẫy, nên thời gian dành cho việc nghiên cứu còn hạn chế. Tuy nhiên tôi sẽ quyết tâm để được học hỏi, tìm hiểu sâu hơn, đặc biệt là dệt thổ cẩm thành thạo hơn và sử dụng được các nhạc cụ khác, như đàn dây, đàn ta lư… Tôi cũng cố gắng dành thời gian để tuyên truyền và như hướng dẫn cho các hội viên khác trong câu lạc bộ cũng như các bạn trẻ trong bản cùng biết, cùng hiểu và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn hoá của dân tộc mình. Tôi rất mong muốn được tham gia các lớp tập huấn, truyền dạy về hát dân ca, thực hành dân vũ và dệt thổ cẩm để được thành thạo hơn. ”
Chị: Hồ Thị Thới ( thứ 2 bên trái sang) tham gia tập luyện tại Câu lạc bộ Cồng chiêng khóm 6, Khe Sanh.
Đánh giá về Hồ Thị Thới,
nghệ nhân Hồ Văn Hồi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng khóm 6, thị trấn Khe
Sanh cho biết: “ Hồ Thị Thới là một hội viên trẻ, rất năng động, sáng tạo, có
tinh thần tự học hỏi, tự nghiên cứu. Mặc dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn,
nhưng Thới luôn biết sắp xếp thời gian để tham gia tất cả các hoạt động của câu
lạc bộ cũng như các hoạt động văn hoá, văn nghệ tại địa phương. Niềm nam mê và
tâm huyết của Thới đã tạo động lực cho các hội viên khác rất nhiều trong việc
nghiên cứu, tìm hiểu để bảo tồn văn hoá của dân tộc dân tộc Vân Kiều ở địa
phương.”
Thanh
Huyền
- Tân Lập phát động xây dựng 300 trụ cờ nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân năm 2023
- Trao học bổng “Vì em hiếu học” tại Hướng Hoá
- Tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào Vân Kiều - Pa Kô huyện Hướng Hóa
- UBND thị trấn Lao Bảo - điểm sáng trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Hướng Hóa
- Nghệ nhân Bru Vân Kiều - PaKô chế tạo đàn Ta Lư
Đang truy cập: 535
Hôm nay: 187
Trong tuần: 6,460
Trong tháng: 67,249
Tổng lượt truy cập: 5,961,766